Đã bao giờ bạn tự thắc mắc tại sao chúng tại lại nói tick-tock chứ không phải tock-tick, ding-dong chứ không phải dong-ding, king-kong chứ không phải kong-king? Hóa ra đây là một trong những quy luật bất thành văn mà người Anh bản ngữ tưởng như biết mà không biết.
Quy tắc này được giải thích trong một bài báo của BBC: “Nếu có ba từ thì thứ tự phải sắp xếp theo nguyên âm là I, A, O. Nếu có hai từ thì thường từ đầu tiên là I và từ thứ hai là A hoặc O.”
Ví dụ: mish-mash (lộn xộn), chat-chit (tán gẫu), dilly-dally (lưỡng lự), shilly-shally (do dự), tip top (đỉnh cao), hip-hop (nhạc hip hop), flip-flop (dép xỏ ngón), tic tac (tích tắc), sing song (bài ca), ding dong (tiếng chuông), king kong (khỉ king kong), ping pong (bóng bàn).
Bài báo cho biết có một quy luật bất thành văn về sự sắp xếp này mang tên Little Red Riding Hood ( Cô bé quàng khăn đỏ): “Các tính từ trong tiếng Anh hoàn toàn phải đứng theo các thứ tự sau: Opinion (Ý kiến) – Size (Kích thước) – Age (Tuổi) – Shape (Hình dạng) – Colour (Màu sắc) – Origin (Nguồn gốc) – Material (Chất liệu) – Purpose noun (Danh từ chỉ mục đích). Vì thế nên, bạn sẽ có được câu, “A love little old rectangular green French silver whittling knife”. Nhưng nếu bạn sắp xếp sai trật tự từ một chút thôi, câu sẽ nghe thật kỳ cục.
Điều đó giải thích tại sao chúng ta nói, “little green man” chứ không phải “green little man”. Nhưng “big bad wolf” nghe có vẻ như vi phạm nghiêm trọng các thứ tự “opinion (bad) – size (big) – noun (wolf)”.
Tuy nhiên, các lỗi sai này sẽ không xảy ra nếu bạn nhớ lại quy tắc đầu tiên về thứ tự I-A-O. Quy tắc đó dường như không thể thay đổi: “Cả bốn chân ngựa đều tạo ra âm thanh giống hệt nhau. Nhưng chúng ta luôn nói clip-clop, không bao giờ nói clop-clip.”
Quy tắc phát âm này thậm chí còn có một thuật ngữ riêng – nếu bạn muốn biết thì nó tên là ablaut reduplication (Quy luật biến âm lặp lại) – thế nhưng đời sẽ trở nên đơn giản hơn nếu chúng ta chỉ cần biết tên quy luật mà không cần phải tìm hiểu sâu về nó.
Nguồn biên dịch: BBC.com