1. Dịch tên riêng
– Tên riêng là yếu tố không thể dịch được (untranslatable) và cũng không nên dịch (not to be translated).
– Peter Newmark đưa ra vài nguyên tắc cơ bản:
- Chấp nhận những tên đã dịch và đã quen thuộc với người Việt. VD: Cuộc chiến tranh Hoa hồng (the Wars of the Roses).
- Chấp nhận những từ đã chuyển dịch thông qua tiếng Hán Việt và đã quen thuộc với người Việt. VD: Luân Đôn (London), Bắc Kinh (Beijing).
2. Chọn từ dịch hợp với phong cách/văn phong TL
– Một từ Source Language (SL – ngôn ngữ nguồn) có nhiều nghĩa trong Target Language (TL – ngôn ngữ đích) thì nên chọn nghĩa nào sát với văn phong TL nhất.
3. Những yếu tố mang đặc thù quốc gia
– Có những từ mang một khái niệm cụ thể nhưng khái niệm đó chỉ tồn tại trong một cộng đồng nhất định. VD: bed tea là tiếng Anh của người Ấn Độ chỉ thói quen uống một chén trà sữa nóng vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, còn ngồi trên giường. Nó không phải morning tea.
– Có 3 hướng xử lý:
- Tạo hoặc tìm ra một từ mang khái niệm của từ SL, nhưng cũng dễ hiểu và được chấp nhận trong TL. VD: đình làng dịch là common house.
- Dịch theo khái niệm của từ đó và mở ngoặc để giải thích rõ hơn nếu thấy cần thiết. VD: Ông Ba Mươi (The Worshipped Tiger).
- Phiên âm (hoặc giữ nguyên từ SL) rồi mở ngoặc để giải thích. VD: sari = áo sa-ri (áo quấn quanh người của phụ nữ Ấn Độ).
4. Lặp lại từ
– Giữa tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác nhau rất lớn về quy ước khi nào nhắc lại, khi nào không nhắc lại một yếu tố đã được nói đến. VD: Trong tiếng Anh, người ta dùng đại từ nhân xưng để tránh nhắc lại danh từ chủ ngữ hoặc tân ngữ.
– Trong cấu trúc với đại từ quan hệ, tiếng Việt thường nhắc lại danh từ chủ ngữ hoặc tân ngữ, trong khi đó tiếng Anh chỉ dùng who, which. VD:
I met some people who knew my father
- Không nhấn mạnh: Tôi có gặp một số người biết cha tôi.
- Nhấn mạnh: Tôi có gặp một số người, những người biết cha tôi.
5. Từ nằm trong thế phân bố đối lập
– Trong văn bản SL người viết dùng hai ba từ khác nhau để nói về một vật thể/sự kiện, nhưng trong TL lại chỉ có một từ chỉ tên vật thể/sự kiện đó. Nguyên nhân là do từ vựng tiếng Việt có cả dòng thuần Việt và Hán Việt, còn trong tiếng Anh chỉ có dòng thuần Anh, dòng mượn của tiếng Pháp và tiếng Latin. Loại này trong tiếng Anh gọi là lexical twins (nếu là hai từ): guts/courage, climb/ascend, wish/desire, hoặc triplets (nếu là ba từ): rise/mount/ascend, ask/question/interrogtate, v.v.
– Có 2 cách xử lý:
- Dùng từ duy nhất của TL để dịch cả những từ SL kia, không nên tạo ra từ mới. VD: hậu thế & đời sau chỉ nên dịch là later generations. Ngược lại wish & desire chỉ nên dịch là mong muốn.
- Tái tạo từ theo cấu trúc từ của TL, nhưng để trong ngoặc kép, nếu từ SL có một hàm ý đặc biệt khác với từ thông dụng khác. VD: “Tháp bút còn lại mãi với thời gian” và “Tháp bút trơ gan cùng tuế nguyệt” là hai câu có cùng một ý nghĩa nhưng khác nhau về sự trang trọng, tính cổ. Người dịch (ND) có thể dùng từ hiện đại như time nhưng viết theo kiểu chính tả cổ “tyme” đặt trong ngoặc kép.
6. Từ rỗng
– ND có thể bỏ qua không dịch empty words như ôi dào!, well hoặc chuyển đổi thủ pháp: người Việt dùng biện pháp tu từ thì chuyển sang biện pháp ngữ âm của người Anh. VD: “Mọi thứ của anh bao giờ chẳng đẹp” chuyển thành “Yours is beautiful” với ngữ điệu xuống-lên (fall-rise) (thể hiện bằng chữ viết nghiêng trong in ấn).
– Những trường hợp hiếm hoi có hai từ tương đương trong hai ngôn ngữ thì ND cần chuyển đổi. VD: ái! = Ouch!
Case study:
This hat is Nan, our maid. I am the dod. No, the dog is himself, and I am the dog. Oh, the dog is me, and I am myself…
Dịch (thiếu hư từ): Chiếc mũ này là Nan, cô hầu gái của chúng tôi. Tôi là con chó. Không, con chó là con chó, và tôi là con chó. Ôi, con chó là tôi, và tôi là tôi…
Dịch (có sử dụng hư từ): Chiếc mũ này là Nan, cô hầu gái. Ta mà là con chó ư? Không, con chó là con chó chứ. Ta là con chó ư? Ôi, con chó là ta ư? Ta vẫn là ta chứ…
7. Viết tắt
- Viết tắt tên riêng. VD: ILO, WB… ND nên giữ nguyên từ viết tắt này và mở ngoặc dịch tên tổ chức đó. ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới).
- Viết tắt theo ước lệ. VD: e.g (for example), i.e. (that is), ads/adverts (advertisements)… Nếu trong TL không có từ viết tắt tương đương thì ND cần dịch và viết đầy đủ. VD. i.e. = nghĩa là, Gp = nhóm, HO = cơ quan đầu não.
- Viết tắt về một số hoạt động, sự kiện thông dụng trong mọi cộng đồng có liên quan. VD: GDP (gross demstic products), DD (direct debit). Có hai kỹ thuật dịch:
– Một là giữ nguyên từ viết tắt nếu là bản dịch cho giới chuyên môn đọc, vì các chuyên gia thuộc lĩnh vực đó đều rất quen thuộc với những từ viết tắt này.
– Hai là trong các bản dịch cho đại đa số quần chúng đọc, giữ nguyên từ viết tắt nếu từ đó thông dụng trong dân chúng. VD: GDP hoặc dịch nghĩa tiếng Việt, DD = khấu trừ trực tiếp.
8. Tiêu đề
Một số bài chuyên đề thường có tiêu đề sát với nội dung. Tuy nhiên, những bài viết mang tính văn học (literary text), thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết thường có những tiêu đề mà người đọc không thể hiểu nay được. => ND nên dịch tiêu đề cuối cùng, sau khi đã dịch xong cả bài.
9. Phủ định và khẳng định
– Dạng thức này thông thường đều có từ tương đương trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng có nhiều tường hợp dạng thức phủ định của SL không thể hoặc khó có thể dịch sang dạng thức phủ định của TL. VD: Not until I got to the house could I believe history. không thể chuyển thành dạng thức phủ định vì nghĩa của nó là: Mãi cho đến khi tôi đến ngôi nhà ấy, tôi mới tin câu chuyện của anh ta.
– Ngược lại, trong tiếng Việt, có những tình huống sử dụng cấu trúc khẳng định, nhưng mang hàm ý phủ định, không có cấu trúc tương đương trong tiếng Anh. VD:
A: Cậu bắn thử đi nào.
B: Mình không bắn đâu.
A: Cứ bắn đi.
B: Thì bắn. (Ừ thì bắn vậy)
Câu “Thì bắn” mang hàm ý miễn cưỡng, trong lòng không muốn nhưng miễn cưỡng làm để vui lòng người kia. Nếu dịch là “Yes, I will” thì sẽ làm mất hàm ý câu nói. Cách xử lý chấp nhận được là chuyển nó thành dạng thức phủ định “I don’t want to, but… yes… I will” hoặc “I try”.
10. Những yếu tố can thiệp
Hiện tượng vay mượn (borrowing) là hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn ngữ. Những từ mượn để bổ sung cho vốn từ vựng không gây khó khăn cho ND. Điều cần quan tâm là những từ mượn chỉ được mượn một nghĩa, chứ không mượn tất cả các nghĩa ấy trong SL. VD model có tới 6 nghĩa, thường ND chỉ chọn một nghĩa liên quan ngữ cảnh.
Tóm lược từ sách “Hướng dẫn kỹ thuật biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh”
Nguyễn Quốc Hùng, M.A